Chùa Keo (Keo pagoda)

xã Duy Nhất,huyện Vũ Thư,tỉnh Thái Bình,Việt Nam

Tuesday, February 2, 2010

Keo pagoda honours talented doctor, monk

Located 130 kilometres from Hanoi in Duy Nhat commune in Vu Thu district, Keo Pagoda was built in the early days of the 17th century under the direction of Buddhist monk and renowned physician Duong Khong Lo.

>> Keo pagoda picture Here

Born in Giao Thuy village in present-day Nam Dinh province, Khong Lo became a Buddhist monk at the age of 29. He made friends with two other famous monks, Tu Dao Hanh and Giac Hai, and in 1060, the three went to India to learn more about Buddhism.

Returning to his homeland one year later, Khong Lo built a pagoda named Nghiem Quang and then travelled throughout the country to preach Buddhism and treat patients, including King Ly Thanh Tong.

Khong Lo is credited with curing the king of a serious illness. To show his gratitude, the king bestowed the title of Quoc Su (Prince’s Master) on the doctor. In 1167, King Ly Anh Tong issued an imperial edict to give money to repair Nghiem Quang Pagoda and renamed it Than Quang.

But in 1611, a hurricane destroyed the left Red River bank and swept the pagoda away. The locals, who moved to the river’s other bank belonging to Thai Binh province, were determined to build another pagoda.

But because the Nguyen Lords and Trinh Lords were waging war in the country, it took Tuan Tho Hau Hoang Nhan Dung, a mandarin, and his wife Lai Thi Ngoc Le 19 years to call for and collect money to construct another pagoda in Keo Village.

Work on the pagoda was finally completed in 1632 after 28 months of construction. The 5.8ha pagoda complex at the time consisted of 21 houses with 157 compartments. It now has 17 houses with 128 compartments, covering more than 2,022m2.The complex’s main entrance near the lake has three arches, which are shrines to the Buddha and his disciples. Keo Pagoda boasts almost 100 statues, making it a veritable museum of Buddha statues.

In the pagoda grounds is a special area dedicated to Khong Lo, as well as shrines to Gia Roi, Thien Huong Phuc Quoc, Thuong Dien and others.

The aloe-wooded statue of Khong Lo stands on an altar made of red lacquer trimmed with gold. It is said that when he died in 1094 at the age of 79, the Buddhist monk turned into the statue.

Visitors can also see many objects that Khong Lo used in his life, such as three shells used as teacups and a string of beads.

The compound’s three-level bell tower has curved roofs and three bells. The bell on the top level weighs 300 kilograms; the next is 700 kilograms heavy; and the last one weighs 1.3 tonnes.

Next to the bell tower is an old well surrounded by 36 broken stone mortars, which the workers who built the pagoda allegedly used to grind rice.

The highlight of the year is the Keo Pagoda Festival from the 13th to 15th day of the ninth lunar month, or October 15 to 17 this year, which commemorates Khong Lo.

The festival begins with a morning procession, symbolising the 100 days of Buddhist discipline that the monk underwent. Boat races follow in the afternoon, and a drum-beating competition takes place at night.

The next morning Khong Lo’s birthday is celebrated with a procession.

In the afternoon, the "Gathering of to the Buddhists" worshipping ceremony is held at Gia Roi Temple within the pagoda confines. The final day is busy with more ceremonies and fun after the "Back to the Palace" procession.

Pham Cuong - Saigon Times

Friday, January 29, 2010

Chùa Keo

>>Thăm quan chùa qua ảnh tại đây

Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Lịch sử


Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, xây dựng ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên, tức ngôi chùa đang nói tới ở đây. Công việc xây dựng ngôi chùa này được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.


Cảnh chùa nhìn từ ngoài vào

Kiến trúc


Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".

Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.


Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.

Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.


Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.


Cận cảnh gác chuông

Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.

Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

Lễ hội


Có câu ca dao về hội chùa Keo:

Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.
cho ta thấy sự cuốn hút của hội chùa Keo.Nguyên là hội chùa Keo chỉ tổ chức từ 13 đến 15 tháng 9 âm lịch. Nhưng ngày nay lễ hội kéo dài bắt đầu từ mùng 10 cho đến hết tháng, còn hoạt động hành hương, cúng lễ thì diễn ra hầu như quanh năm.

Đi hội chùa Keo, du khách thường qua sông Hồng sang cả bên Trực Ninh, Nam Định để dự lễ hội chùa Cổ Lễ (hội này cũng tổ chức vào thời gian tương đương bên hội chùa Keo). Ở lễ hội này du khách cũng có thể chọn được một vài món đặc sản địa phương để làm quà khi trở về như bánh nhãn Hải Hậu hay bánh cáy Thái Bình.


Bản đồ (chùa Keo - chữ A)

Bản đồ từ Hà Nội đi
Nguồn : Wikipedia : http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Keo
Rủ nhau đi hội chùa Keo - Tác giả: Phạm Hoàng Hải